BÀI VIẾT
CÁCH LẤY LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT (SỔ ĐỎ) KHI BỊ NGƯỜI KHÁC CHIẾM GIỮ KHÔNG HỢP PHÁP
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) có phải là tài sản không?
Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015, Khoản 8 Điều 6 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thuộc tài sản.
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ - gọi tắt là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Mục 1 Phần I Công văn số 02/GĐ-TANDTC ngày 19/9/2016 của Tòa án nhân dân tối cao giải đáp một số vấn đề về tố tụng hành chính, tố tụng dân sự hướng dẫn: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính; nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính”.
Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) không phải là tài sản; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là quyết định hành chính.
- Có quyền lấy lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) khi bị người khác chiếm giữ không hợp pháp không?
Trước ngày 01/7/2016 – Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 chưa có hiệu lực, Công văn số 141/TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011 của TANDTC quy định nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Tòa án không thụ lý giải quyết.
Tuy nhiên, kể từ ngày Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực, Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng (khoản 2 Điều 4).
Căn cứ Điều 164 của Bộ luật Dân sự năm 2015, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chấm dứt hành vi cản trở thực hiện quyền của người sử dụng đất.
Như vậy, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền khởi kiện ra Tòa án để lấy lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) khi bị người khác chiếm giữ không hợp pháp; Tòa án không được quyền từ chối giải quyết với lý do chưa có điều luật áp dụng và Tòa án giải quyết theo Điều 164 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Bộ luật Dân sự năm 2015
Điều 105. Tài sản
- Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Điều 164
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010
Điều 6. Giải thích từ ngữ
- Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khá.
Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005
Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định.
- Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
- Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
- Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.
Miễn phí tư vấn "ngày Pháp Luật Việt Nam"
Theo Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục Pháp luật được ban hành ngày 20/6/2012, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2012, “ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng như là tôn vinh ý thức tuân thủ, thực thi pháp luật của mọi người trong xã hội.
Việc Quốc hội lựa chọn ngày 09 tháng 11 hằng năm là “Ngày pháp luật” vì vào ngày này cách đây 77 năm, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hiến pháp năm 1946) ra đời; mở đầu con đường phát triển mới lịch sử lập hiến của đất nước và đảm bảo nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Vì vậy, để hưởng ứng “Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, vào ngày 09 tháng 11 hằng năm, Văn phòng Luật sư Kim Ngân sẽ miễn phí dịch vụ tư vấn cho khách hàng.
Trân trọng kính báo và rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!
---------------------------------------------------------------------------
According to Article 8 of the Law on Popularization and Education Law (issued June 20, 2012 - effective January 1, 2012), “November 9 of every year is Law Day of the Socialist Republic of Vietnam”. Purpose is honoring the Constitution and Laws of the Socialist Republic of Vietnam, honoring the sense of contribution and law enforcement of everyone in society.
The Congress chose November 9 every year as "Law Day", because the first Constitution of the Socialist Republic of Vietnam (1946 Constitution) was born on this day 77 years ago; opening a new path of historical development for the country and ensuring a state of the Citizen, by the Citizen, for the Citizen.
Therefore, to honor "Law’s Day of the Socialist Republic of Vietnam", on November 9 of every year, Kim Ngan Law Office will provide free consulting services to clients to help people to solve and answer problems that customers want advice on.
Nice to serve you!
Thông báo nghỉ lễ 02/9
Văn phòng Luật sư Kim Ngân
Thông báo nghỉ lễ Quốc Khánh
Từ ngày 01/9/2023 đến ngày 04/9/2023
Kính chúc quý khách hàng nghỉ lễ vui vẻ!
Một người lao động được giao kết nhiều Hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động
- Điểm mới của Bộ luật Lao động năm 2019 về một người lao động được giao kết nhiều Hợp đồng lao động
Bộ luật Lao động năm 2012 không có quy định một người lao động được giao kết nhiều Hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, Bộ luật Lao động năm 2019 (Điều 19) đã bổ sung quy định người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động; nhưng khi ký kết các Hợp đồng lao động đó, người lao đồng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết của từng Hợp đồng.
Mặc dù đây là điểm mới của Bộ luật Lao động năm 2019, nhưng thực chất quy định này đã được quy định tại Bộ luật Lao động năm 1994 (Điều 30).
- Khi một người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động thì việc tham gia bảo hiểm sẽ như thế nào?
Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:
Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Vậy, khi một người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì việc đóng bảo hiểm như thế nào?
Theo quy định tại Điều 43 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013, khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì việc tham gia bảo hiểm của người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động được thực hiện như sau:
+ Người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
+ Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
+ Đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 VỀ THỜI HIỆU CHIA THỪA KẾ ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN
- Điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 về thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế
- Bộ luật Dân sự năm 2005 (Điều 645) quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản thừa kế đối với cả bất động sản và động sản là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 623) quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản thì có phân biệt, theo đó: Thời hiệu yêu cầu chia thừa kế đối với bất động sản là 30 năm và đối với động sản là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản là một điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Thời hiệu thừa kế được tính như thế nào?
Theo quy định tại các điều luật trên thì thời hiệu được tính từ khi mở thừa kế.
Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc Tòa án tuyên bố người đó đã chết.
Một câu hỏi đặt ra: Người để lại di sản đã chết từ lâu, chết trước ngày nhà nước ban hành Pháp lệnh thừa kế năm 1990 thì thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế của người chết được tính từ ngày nào và đến nay đã hết thời hiệu chưa?
Theo Điều 36 Pháp lệnh thừa kế năm 1990[1] và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC thì thời hiệu khởi kiện chia di sản của người chết trước ngày 10/9/1990 được tính từ ngày 10/9/1990.
- Trường hợp quá 30 năm nhưng vẫn còn thời hiệu khởi kiện
Một số trường hợp đã quá 30 năm nhưng vẫn còn thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế đối với bất động sản là nhà ở, cụ thể như sau:
- Trường hợp không có người Việt Nam định cư nước ngoài, Khoản 2 Điều 17 Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10[2] quy định đối với tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 thì từ ngày 01/07/1996 đến ngày 01/01/1999 (ngày Nghị quyết này có hiệu lực) không tính vào thời hiệu khởi kiện. Như vậy, trong vụ án thừa kế mà người để lại di sản chết trước ngày 01/7/1991 và di sản để lại là nhà ở thì thời hiệu khởi kiện được cộng thêm 2 năm 6 tháng.
- Trường hợp có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Khoản 2 Điều 39 Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11[3] quy định đối với giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày 01/7/1991 thì từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/9/2006 (ngày Nghị quyết này có hiệu lực) không tính vào thời hiệu khởi kiện. Như vậy, trong vụ án thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà người để lại di sản chết trước ngày 01/7/1991 và di sản để lại là nhà ở thì thời hiệu khởi kiện được cộng thêm 10 năm 2 tháng.
- Có được khởi kiện đối với trường hợp đã quá thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế?
Thời hiệu yêu cầu chia di sản là khoảng thời gian – thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì mất quyền khởi kiện. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 149 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên và yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.
Chiếu theo quy định trên, khi không có yêu cầu áp dụng thời hiệu thừa kế của đương sự thì người thừa kế vẫn được quyền khởi kiện đối với trường hợp đã quá thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế; Tòa án vẫn phải giải quyết theo thủ tục chung, Tòa không được tự ý viện dẫn lý do hết thời hiệu khởi kiện để trả đơn hoặc đình chỉ vụ án (đối với vụ án đã được thụ lý).
Như vậy, quy định Tòa án chỉ áp dụng thời hiệu khởi kiện khi có yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện của đương sự là một điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015.
[1] Pháp lệnh thừa kế 1990 số 44/LCT/HĐNN8 ngày 10/9/1990 của Hội đồng nhà nước.
[2] Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của UBNTVQH về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991.
[3] Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của UBTVQH về giao dịch dân sự nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.
DANH SÁCH VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Cập nhật tháng 8/2023)
VĂN BẢN
Luật doanh nghiệp 2020
Tải Luật doanh nghiệp 2020 bản tiếng Việt, tiếng Anh và xem những thay đổi quan trọng so với luật cũ.
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 - Tiếng Việt và tiếng Anh
Criminal Procedure Code 2015 - Vietnamese and English
Bộ luật hình sự 2015 - Tiếng Việt và tiếng Anh
Penal Code 2015 (Criminal Code 2015) - Vietnamese and English
Bộ luật dân sự 2015 - Văn bản song ngữ
Có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Civil code 2015 (takes effect on 01/01/2017)
Tải về tại đây / Download here: Tiếng Việt / English
Song ngữ Việt Anh / Bilingual Vietnamese English: Link
Các quyết định nổi bật trong năm 2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa
Prominent decisions in 2016 of People's Committee of Khanh Hoa province
Tải về tại đây / Download here: Tiếng Việt
Luật tố tụng hành chính 2015
Law on administrative procedures 2015
Tải về tại đây / Download here: Tiếng Việt
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
Law on enforcement of temporary custody and detention 2015
Tải về tại đây / Download here: Tiếng Việt
Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Civil procedure code 2015
Tải về tại đây / Download here: Tiếng Việt
Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật 2012
Ordinance of legal document unification 2012
Tải về tại đây / Download here: Tiếng Việt